|
Từ điển Tiếng Việt (Vietnamese Dictionary)
Phan Thanh Giản
(1796-1867)
Danh sĩ, đại thần triều Nguyễn, tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Lương Khê, Ước Phu, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh năm 1796 tại Bảo Thạnh, huyện Bảo An, Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, Bến Tre), tự tử ngày 04-08-1867 tại Vĩnh Long, sau khi Pháp chiếm thành do ông trấn giữ
Năm 1825, đỗ cử nhân, năm 1826 đỗ tiến sĩ, ông là vị Tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam, làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự Đức, nhiều lần thăng giáng, Hiệp biện đại học sĩ, Thượng thư bộ Hình và bộ Hộ.Từng đi sứ Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Xing-ga-po, Pháp, Tây Ban Nha. Năm 1862, ông cùng Lâm Duy Hiệp đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết Hòa ước Nhâm Tuất (ngày 05-06-1862) giao trọn ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Năm 1863, ông được cử làm Chánh sứ (Phó sứ Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang Pháp thương nghị chuộc ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhưng không có kết quả. Trở về Long (1867), ông thụ động để mất thành, từ đó ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi tiếp vào tay giặc chỉ trong mấy ngày (24-06-1867). Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử
Ông tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm, không ai không kính phục, nhưng trong cơn nước biến, thái độ chủ hòa của ông đã làm giảm giá trị của ông, lại còn bị Tự Đức cho đục bỏ tên ở bia Tiến sĩ. Tuy nhiên, vẫn có một số trí thức tỏ lòng thương tiếc tài năng và nhân cách của ông. Khi sắp mất, ông dặn con cháu, không được cộng tác với giặc Pháp và tự tay viết mấy dòng chữ trao cho người nhà: "Minh sinh thỉnh tỉnh, nhược vô, ưng thư: Hải nhai lão thư thư sinh tính Phan chi cửu" (Tấm triệu hãy bỏ đi không cần có, nếu không bỏ thì chỉ nên để lòng triệu (tấm minh sinh: linh cửu người học trò già ở góc biển họ Phan)
Trong các thơ văn truy niệm, bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu gây cảm xúc mạnh hơn cả. Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn, ông có nhiều tác phẩm có giá trị:" Lương khê thi thảo, Lương khê văn thảo, Sứ thanh thi tập, Tây phù nhật ký, Ước phu thi tập, Tích ung canh ca hội tập, Sứ trình thi tập, Việt sử thông giám cương mục, Minh Mạng chính yếu
|
|
|
|